Thời tiết nồm ẩm không chỉ gây ra sự khó chịu mà còn là nguyên nhân khiến các vật dụng trong nhà hư hỏng, đặc biệt là các thiết bị đồ điện tử. Độ ẩm không khí cao là nguyên nhân khiến các thiết bị điện tử chập chờn và hoạt động kém hiệu quả. Với các biện pháp bảo quản thiết bị điện khi trời nồm sau đây có thể sẽ giúp được các bạn trong việc bảo quản thiết bị điện của gia đình tránh khỏi những hỏng hóc xảy ra.
Thời tiết nồm ảnh hưởng tới đồ điện
Trời nồm ẩm là loại thời tiết đặc trưng của các tỉnh ở khu vực miền Bắc trong những tháng đầu năm. Đi kèm với những cơn mưa phùn. Khi đó độ ẩm trong không khí thường xuyên ở mức cao trên 90% gây ra nhiều bất tiện cho cuộc sống của con người. Như việc sàn nhà, tường nhà, cửa kính đọng hơi nước, những vết ố vàng, mốc đen loang lổ trên trần nhà, chân tường,…
Không những thế, độ ẩm trong nhà cao vào mùa nồm ẩm còn gây hại cho hầu hết các thiết bị điện tử vốn nhạy cảm với ẩm ướt. Do đó bạn cần bảo quản thiết bị điện khi trời nồm tránh hơi nước cao trong không khí sẽ len lỏi vào bên trong thiết bị điện tử, bám vào các mảng mạch và sẽ khiến cho đồ điện trong gia đình chập chờn, lỗi vi mạch, lỗi phóng điện hoặc chập cháy hay gỉ sét ở các chi tiết kim loại.
Điển hình như tivi là một trong những thiết bị điện tử chịu nhiều ảnh hưởng đến từ độ ẩm cao nhất. Vì diện tích tiếp xúc với không khí của tivi thường cao hơn so với các thiết bị khác và tivi thường được kê sát tường nên dễ tạo điều kiện cho hơi ẩm tiếp xúc trực tiếp với thiết bị. Hiện tượng tivi bị mờ màn hình, chất lượng hình ảnh giảm, bị nhoè, nhiễu thường xuyên hoặc bật lâu không lên là những dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng của thời tiết nồm ẩm đến đồ điện. Bạn nên có cách bảo quản thiết bị điện khi trời nồm nhất là đối với tivi này.
Ngoài tivi, thì các loại loa, amply, đặc biệt là loa máy tính, cũng sẽ dễ bị hỏng hóc do độ ẩm cao trong không khí. Trong môi trường ẩm, các giọt nước li ti sẽ bám trên vi mạch, phía trên màng loa, gây ra nhiễu tiếng và khiến âm thanh bị rè. Với một số thiết bị đặc thù như máy ảnh, bộ phận ống kính, film cuộn khi bị hơi ẩm xâm nhập có thể bị nấm mốc, rễ tre và khiến hình ảnh bị mờ, giảm chất lượng.
Bảo quản thiết bị điện khi trời nồm
Nếu bạn không bảo quản thiết bị điện khi trời nồm tốt sẽ dẫn đến hoạt động ngày càng kém và nhanh hỏng hóc, đặc biệt trong những ngày trời nồm độ ẩm cao. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều gia đình chủ quan, không tìm cách bảo quản đồ điện tử và khi các thiết bị điện bị hơi ẩm xâm nhập thì rất khó sửa chữa
Bảo quản đồ điện nơi khô thoáng
Trong mùa nồm, thật sự sẽ rất khó để có thể tìm được một nơi khô thoáng trong nhà. Do đó, bạn cần phải nhanh chóng tìm các biện pháp hút ẩm trong nhà để làm giảm độ ẩm và hạn chế các tác động xấu của nồm ẩm.
Tuy nhiên, nếu như bạn muốn bảo quản thiết bị điện tử không bị hỏng hóc, chập cháy thì buộc phải để các thiết bị này ở một nơi an toàn nhất. Bảo quản thiết bị điện khi trời nồm tránh những nơi quá ẩm trong nhà. Các gia đình nên chú ý đặt các đồ điện tử cách xa những nơi có thể gây đọng nước như mặt kính, tường, sàn nhà,…
Sử dụng máy hút ẩm không khí
Nhiều gia đình trong những ngày trời nồm thường có thói quen sử dụng điều hòa bật chế độ Dry hay dùng quạt gió để làm khô nhà. Nhưng những cách làm này chỉ mang tính chất tạm thời, đối phó. Nếu như bạn muốn hút ẩm trong nhà và bảo quản đồ điện khi trời nồm hiệu quả nhất thì nên sử dụng máy hút ẩm chuyên dụng.
Máy hút hơi ẩm sẽ giúp điều chỉnh độ ẩm trong không khí ở mức cần thiết để bảo quản thiết bị điện khi trời nồm tốt hơn. Thiết bị giúp ngăn chặn sự phát triển của quá trình ăn mòn, gỉ sét trên các linh kiện kim loại, tránh hiện tượng chập cháy, hư hỏng, qua đó làm giảm chi phí khi bảo quản của các thiết bị điện tử. Các loại máy hút ẩm dân dụng đều có thể giúp bảo quản thiết bị điện khi trời nồm và được sử dụng phổ biến trong gia đình cho bạn thoải mái lựa chọn.
Tránh đặt các thiết bị đồ điện sát tường
Khi thời tiết nồm, các đồ điện tử, đặc biệt là tivi, loa, hoặc case máy tính để bàn cần tránh đặt trực tiếp xuống sàn hoặc đặt quá sát tường. Để chống ẩm, bảo quản thiết bị điện khi trời nồm bạn nên đặt chúng xa tường và góc nhà với một khoảng ít nhất là 10 – 15cm. Vì khi trời nồm tường nhà sẽ dễ bị mốc, từ đó mà nấm mốc có thể phát tán và lây lan sang các thiết bị điện tử trong nhà.
Đặt đồ dùng điện với khoảng cách an toàn sẽ giúp cho các thiết bị điện giảm nguy cơ hỏng hóc do ẩm ướt. Điều này cũng tạo thuận lợi để không khí lưu thông và giúp cho các thiết bị điện tử tản nhiệt tốt hơn.
Bố trí ổ điện ở những vị trí cao
Nhiều gia đình hiện nay vẫn duy trì thói quen để ổ cắm điện, dây điện ở những vị trí thấp cho tiện sử dụng. Tuy nhiên, thói quen này vào mùa mưa bão hoặc mùa nồm thì rất nguy hiểm, có thể gây ra tai nạn cho cả đồ dùng điện lẫn người dùng. Do đó cách bảo quản thiết bị điện khi trời nồm khi vào mùa mưa, mùa nồm đó là bạn không nên cắm đồ điện tử vào các ổ điện ở dưới thấp mà hãy sử dụng ổ điện được đặt ở các vị trí cao và khô ráo.
Ngoài ra, nếu gia đình bạn có sử dụng các đường dây điện ngầm chạy bên trong tường, thì bạn cũng nên chú ý để chống ẩm cho thiết bị điện tử. Nếu tường nhà bạn có hiện tượng thấm nước hay ẩm mốc, hãy kiểm tra kỹ trước khi thực hiện cắm bất kỳ các thiết bị điện vào ổ điện vì sẽ có nguy cơ bị rò rỉ điện hay chập cháy.
Sử dụng thường xuyên
Giữa thời tiết ẩm ướt, các đồ dùng điện tử sẽ có nguy cơ hỏng hóc cao hơn nếu bạn không sử dụng chúng mà để ở một chỗ quá lâu. Vì vậy, để bảo quản thiết bị điện khi trời nồm bạn không nên tắt các thiết bị điện tử quá lâu trong thời gian này.
Tốt nhất để bảo quản thiết bị điện khi trời nồm là tivi, máy vi tính,… bạn nên bật các thiết bị điện tử này ít nhất 1 lần 1 ngày và mỗi lần khoảng 10 – 15 phút. Các đồ điện dù ít dùng nhưng bạn vẫn nên bật để chúng hoạt động, từ đó sẽ tỏa nhiệt, làm nóng và sấy khô hơi ẩm bám vào các bảng mạch, các linh kiện bên trong.
Ngoài ra, bạn cũng có thể để các thiết bị điện tử nhỏ khác ít sử dụng ở phía trên hoặc bên cạnh khi bật tivi hoặc sử dụng máy tính. Vì khi đó, hơi ấm từ các đồ điện tử này sẽ giúp làm ấm các thiết bị bên cạnh. Tuy nhiên, với cách bảo quản đồ điện khi trời nồm này thì bạn không nên để thiết bị điện quá gần nguồn nhiệt trong khoảng thời gian dài vì có thể gây nóng và làm giòn các vi mạch điện tử.
Để các thiết bị ở chế độ chờ
Bên cạnh cách bảo quản thiết bị điện khi trời nồm mở cho chúng hoạt động ít nhất 1 lần 1 ngày bạn cũng nên để các đồ điện tử ở chế độ chờ thay vì ngắt điện hoàn toàn. Bởi vì khi các thiết bị điện này để ở chế độ chờ chúng sẽ không tắt hẳn đi và vẫn có khả năng sinh nhiệt giúp các linh kiện bên trong khô ráo, không còn tích tụ hơi ẩm. Và có thể sau khi xem tivi hay nghe nhạc xong, bạn hãy tắt các thiết bị điện tử bằng điều khiển từ xa thay vì tắt nguồn hoặc rút phích cắm điện trực tiếp.
Việc để đồ dùng điện ở chế độ chờ không tốn quá nhiều điện năng nên bạn không cần quá lo lắng. Hơn nữa, với cách bảo quản thiết bị điện khi trời nồm bằng việc để ở chế độ chờ còn giúp bảo vệ các linh kiện bên trong khi bạn không cần phải bật, tắt thiết bị liên tục. Việc này cũng có thể thực hiện tương tự với các loại thiết bị điện tử khác như điện thoại, máy tính bởi vì đây là những thiết bị thường sử dụng bảng mạch rất nhỏ cho nên trời nồm ẩm dễ gây nguy hại cho chúng.
Trên đây là một số giải pháp bảo quản thiết bị điện khi trời nồm, chống ẩm cho thiết bị điện tử trong những ngày mưa phùn ẩm ướt hiệu quả. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn hạn chế được hiện tượng đồ dùng điện hỏng hóc, chập cháy và tiết kiệm được chi phí khi sử dụng các thiết bị điện.